Seppuku/Harakiri - Mổ bụng tự sát

Võ Sỹ Đạo Nhật Bản và tập tục mổ bụng tự sát
Nguồn: Sáng tạo

Hoàng Xuân Thịnh

Mấy hôm trước xem bộ phim “Người Võ sỹ cuối cùng” (The Last Samurai) trên VTV1, có cảnh hara-kiri (mổ bụng tự sát) của một võ sỹ để bảo toàn danh dự sau khi thua trận, tôi muốn viết đôi lời và bình luận về Tinh thần Võ Sỹ Đạo, hiểu được tinh thần này thì phần nào sẽ hiểu được vì sao nước Nhật lại vươn lên mạnh mẽ đến thế từ đống tro tàn thế chiến thứ II. Tư liệu cho bài này được lấy chủ yếu trong cuốn sách được viết từ đầu thế kỷ XX, cuốn “Võ Sỹ Đạo, linh hồn Nhật Bản – Bushido, the Soul of Japan” của tác giả Inazo Nitobe.


Samurai là tên gọi chỉ những người là thị vệ của các lãnh chúa Nhật Bản thời xa xưa, đây là một tầng lớp quân nhân quý tộc xuất hiện từ khoảng thế kỷ XII, phát triển mạnh rồi suy tàn vào thế kỷ XIX, khi Nhật bước vào thời Minh Trị Thiên Hoàng. Võ Sỹ Đạo là một hệ giá trị quy định cách hành xử trong đời sống và trong chiến đấu của các samurai, nó tạo nên tính cách của họ – trọng danh dự, bình thản trước số phận, lặng lẽ phục tùng những gì tất phải đến, không sợ hãi trước hiểm nguy, lãnh đạm với sự đau đớn, thân thiện với cái chết, trung thành khắc cốt ghi xương với lãnh chúa, hiếu thuận với cha mẹ. Hành vi thể hiện tập trung nhất Tinh thần Võ Sỹ Đạo là tập tục mổ bụng để bảo toàn danh dự của samurai.

Khi một samurai bị thua trận, phạm tội, bị sỷ nhục,… – nói chung là bị dồn vào chỗ bắt buộc phải chết thì vinh quang nhất là người đó sẽ được chọn cái chết trong danh dự – chết bằng cách tự mổ bụng mình. Nghi lễ mổ bụng này thì nên đọc từ chính tác giả người Nhật Bản Nitobe trong đoạn mô tả về hara-kiri.

“Bảy người nước ngoài chúng tôi được các quan chức Nhật Bản chứng kiến vụ hành quyết dẫn vào hondu tức chính điện của một ngôi chùa sắp sửa tiến hành nghi thức hành quyết. Khung cảnh ngôi chùa vô cùng thâm nghiêm. Một gian phòng rộng, mái cao đỡ bằng các cột gỗ màu sẫm. Trần nhà treo đầy những chiến đèn lồng lớn màu vàng và những vật trang hoàng độc đáo của một ngôi chùa thờ Phật. Phần sàn nhà trước bàn thờ Phật được kê cao khoảng 3-4 tấc làm thành một cái bục, có chải những chiếc chiếu trắng rất đẹp, chính giữa phủ một vuông thảm dạ màu đỏ. Nhiều ngọn nến đặt trên cao gần đấy tỏa ra một thứ ánh sáng huyền ảo, nhờ đó có thể nhìn rõ quá trình hành hình. Bảy người Nhật Bản yên vị ở bên trái bục cao, bảy người nước ngoài chúng tôi ngồi bên phải. Ngoài ra không còn ai khác.

Không khí chờ đợi hồi hộp. Vài phút sau, một người đàn ông vạm vỡ khoảng 32 tuổi, dáng điệu quý phái mặc lễ phục vải gai đi vào chính điện. Người này tên là Taki Zenzaburo. Đi kèm theo người đó là một kaishaku (còn gọi là “người chặt đầu”, giúp việc cho người mổ bụng tự sát rồi sau đó chặt đầu người tự sát), cùng ba quan chức mặc jimbaori - loại áo thụng bằng gấm thêu màu vàng kim không tay. Ở đây cần nói rõ một điều, kaishaku không phải là đao phủ, kaishaku thực hiện một công việc nghĩa vụ cao thượng, thông thường họ là người thân hoặc bạn của người tự sát. Mối quan hệ giữa hai người này không phải là quan hệ giữa đao phủ với phạm nhân mà là giữa người giúp việc và đương sự. Lần này, kaishaku là đệ tử của Taki Zenzaburo, được các bạn của người tự sát lựa chọn từ trong số mấy kiếm sỹ võ nghệ cao của Taki Zenzaburo.

Với kaishaku đi kèm bên trái, Taki Zenzaburo khoan thai bước tới trước mặt các nhân chứng người Nhật Bản và cúi rạp xuống chào, tiếp đấy họ lại cúi chào bảy người nước ngoài chúng tôi với dáng điệu dường như trịnh trọng hơn. Trong cả hai lần chào, họ cũng được đáp lễ với thái độ cung kính như vậy. Taki Zenzaburo chậm rãi và cực kỳ trang nghiêm bước lên chỗ bục cao, quỳ xuống lạy Phật, sau đó quay lưng lại bàn thờ, quỳ nghiêm chỉnh trên tấm thảm đỏ. Kaishku thu mình ngồi bên trái. Một trong ba quan chức tháp tùng họ đặt chiếc wakizashi bọc giấy trắng lên tam bảo. Wakizashi là một loại đoản đao người Nhật Bản hay dùng, dài khoảng 24 cm, lưỡi và mũi đao sắc như nước. Sau khi hành lễ xong, vị quan chức trao wakizashi cho người tự sát. Anh ta tiếp nhận với thái độ hết sức cung kính, dùng hai tay giơ cao chiếc wakizashi lên trên đầu rồi đặt xuống trước mặt.

Sau một lần hành lễ nữa, Taki Zenzaburo bắt đầu nói với giọng rụt rè, có lẽ do cảm nhận mình đã phạm sai lầm, nhưng nét mặt và âm điệu không hề thay đổi: Tội lỗi là tại mình tôi. Khi thấy những người ngoại quốc ở Kobe định tháo chạy, tôi đã vô cớ ra lệnh bắn vào họ. Vì phạm tội đó nên bây giờ tôi sẽ tự mổ bụng mình. Tôi xin tất cả các vị có mặt tại đây làm chứng cho hành động này.

Sau khi trịnh trọng hành lễ một lần nữa, Taki Zenzaburo cởi áo, để hở lưng và cẩn thận buộc hai tay áo vào hai bắp chân – đây là thông lệ, để sau khi mổ bụng người không bị ngã ngửa ra phía sau, tư thế chết của một võ sỹ cao quý phải là gục người về phía trước. Sau một phút trầm tư, Taki Zenzaburo quả quyết cầm lấy thanh đoản đao ở trước mặt, dường như tập trung toàn bộ tình yêu vào con dao. Xem ra Taki Zenzaburo đang tập trung tư tưởng, rồi loáng một cái, người tự sát đã thọc sâu con dao vào phía trái bụng mình rồi từ từ kéo sang phía phải, sau đó kéo trở lại rồi rạch lên trên. Trong quá trình vô cùng đau khổ đó, nét mặt anh ta không hề thay đổi. Cuối cùng, sau khi rút dao ra khỏi bụng, Taki Zenzaburo đổ người về phía trước, chìa gáy ra. Cho tới lúc này nét mặt kẻ tự sát mới thoáng hiện lên nét đau khổ, nhưng không hề rên một tiếng. Người kaishaku suốt thời gian vừa rồi quỳ bên cạnh người tự sát và im lặng theo dõi toàn bộ vụ việc, bấy giờ mới từ từ đứng lên, dơ cao thanh đại đao. Cùng với ánh đao loang loáng chém xuống, một tiếng xoạch vang lên, kẻ tự sát đầu một nơi, thân một nẻo.

Bầu không khí im lặng như tờ bao trùm lên toàn bộ ngôi chùa, chỉ còn nghe thấy tiếng màu ồng ộc phun ra từ cổ xác chết. Cảnh tượng thật khủng khiếp khi nghĩ tới chủ nhân của cái đầu ấy vừa rồi còn là một trang nam nhi dũng mãnh, cương nghị.

Người kaishaku phủ phục hành lễ, rồi lấy giấy trắng đã chuẩn bị sẵn ra lau vết máu trên thanh đại đao, sau đó bước xuống bục. Thanh đoản đao wakizashi vấy máu được một vị quan chức trịnh trọng cầm lấy mang đi, đó là vật chứng bằng máu của vụ tự hành quyết.

Lúc ấy, hai viên quan đại diện cho Mikado tức Nhật Hoàng, bước đến trước mặt các nhân chứng người ngước ngoài và tuyên bố phán quyết xử tử hình Taki Zenzaburo đã được thi hành đúng luật. Nghi thức hành quyết đến đây kết thúc. Chúng tôi rời ngôi chùa ra về.”

Một đoạn trích khác về hara-kiri.

“Hai anh em Sakon 24 tuổi và Naiki 17 tuổi quyết định ám sát tướng Iyeyasu để trả mối thù cha họ bị viên tướng này giết, nhưng khi lọt vào được doanh trại của gia tộc viên tướng kia thì họ bị bắt. Lão tướng Iyeyasu cảm phục trước dũng khí của hai anh em dám mưu sát ông, bèn ra lệnh để cho họ được hưởng cái chết danh dự. Những người bị xử tử gồm toàn bộ đàn ông trong gia đình hai anh em, kể cả cậu em út Hachimaro mới 8 tuổi. Ba người này bị dẫn vào một ngôi đền dùng làm pháp trường. Một thầy thuốc có mặt tại cuộc hành quyết đã cho tôi đọc cuốn nhật ký trong đó ông ghi lại quang cảnh như sau:

Khi ba anh em ngồi cạnh nhau chờ hành quyết, anh cả Sakon bảo cậu út: Hachimaro, em tự mổ bụng trước đi, để anh xem em mổ bụng có đúng cách không. Cậu út trả lời là cậu chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tự mổ bụng, nên cậu muốn được xem anh mình mổ bụng như thế nào để bắt trước cho thật giống. Người anh cười trong nước mắt trả lời: Em nói hay lắm, chú bé kiên cường, thật không hổ thẹn là con của cha chúng ta. Thế là Hachimaro được thu xếp ngồi vào giữa hai anh. Sakon đâm con dao vào bên trái bụng mình rồi bảo em: Em nhìn đây! Bây giờ đã hiểu chưa? Đừng thọc dao sâu quá, vì như vậy sẽ ngã về phía sau. Phải hơi ngả người về đằng trước và qùy hai chân cho thật chắc. Naiki cũng làm như thế, vừa tự rạch bụng, vừa bảo em: Khi thọc dao vào, hai mắt phải mở to, nếu không người ta nhìn vào khó coi, trông cứ như đàn bà chết ấy. Dù có hết hơi sức rồi cũng phải can đảm kéo dao trở ra phía trước. Hachimaro chăm chú nhìn hai người anh làm mẫu. Sau khi hai người anh đã tắt thở, chú bé điềm tĩnh cởi áo đến lưng rồi hoàn thành thao tác tự mổ bụng hệt như hai người anh của mình.” Hết đoạn trích.

Hara-kiri thể hiện sự quyết liệt, sự trọng nghĩa khinh lợi trong tính cách của samurai. Võ Sỹ Đạo, cụ thể hơn là tinh thần trọng nghĩa khinh lợi đã biến thành tinh thần doanh nghiệp của người Nhật sau thế chiến thứ II, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật như chúng ta đều thấy. Cho đến bây giờ sự quyết liệt này vẫn thể hiện trong tính cách của người Nhật, đặc biệt là doanh nhân Nhật. Khi thất bại trong cuộc sống hay khi thất bại trong kinh doanh, người Nhật vẫn chọn cách tự sát. Tỷ lệ tự sát tính trên dân số ở người Nhật vẫn cao nhất thế giới. Theo như tôi biết, khi doanh nhân Nhật Bản vướng phải pháp luật thì toà án Nhật ít khi áp dụng hình phạt nặng đối với doanh nhân, tòa án chỉ tuyên bố án treo là doanh nhân đó hết đường làm ăn do đã bị mất danh dự. Và đó là hình phạt nặng nhất rồi. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến riêng của tôi – tinh thần không chấp nhận thất bại, đặc biệt nhận định cho rằng sự thất bại gắn liền với danh dự cũng có mặt trái của nó, nó khiến sự sáng tạo và đổi mới, sự uyển chuyển khó xuất hiện và phát triển trong doanh nghiệp Nhật. Vì đổi mới luôn có nghĩa là phải đi qua các thất bại. Theo tôi biết, tinh thần không chấp nhận thất bại cực đoan này của người Nhật khác hẳn người Mỹ, người Mỹ không gắn vấn đề thất bại trong kinh doanh và cuộc sống với danh dự của bản thân, họ coi thất bại cũng là điều bình thường, vì vậy mà nếu thất bại thì có thể làm lại. Tôi nghĩ chính cái đó của người Mỹ khiến doanh nhân Mỹ mang tinh thần sáng tạo, đổi mới nhất thế giới. Khi hoạt động kinh tế ở các nước phát triển nhất thế giới đã chuyển sang giai đoạn lấy sáng tạo, đổi mới, và sự linh hoạt làm động lực phát triển thì tinh thần không chấp nhận thất bại có phần nào là nguyên nhân khiến nền kinh tế Nhật đã trì trệ suốt hơn 1 thập kỷ gần đây không?

Seppuku - Mổ bụng tự sát
Nguồn

Seppuku (tiếng Nhật: 切腹, Hán Việt: thiết phúc, có nghĩa là "mổ bụng") hay Harakiri là một nghi thức xưa của người Nhật. Theo nghi thức này, một Võ sỹ đạo (Samurai) sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất thủ hoặc khi chủ bị chết để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục. Việc tự mổ bụng khi chủ bị chết tiếng Nhật gọi là oibara (追腹 hay 追い腹) hay junshi (殉死) (tuẫn tử). Việc tự mổ bụng được tiến hành trong phòng với trình tự nghi lễ trang trọng.

Tổng quan

Seppuku là một phần chính của võ sỹ đạo (bushido) - luật của các chiến binh samurai; tự mổ bụng là cách các chiến binh tránh bị rơi vào tay quân thù và để giảm sỉ nhục. Samurai của có thể được các chúa đất daimyo (Đại Danh) ra lệnh phải tự mổ bụng. Sau này, các chiến binh bị ô nhục được phép tự mổ bụng thay vì bị hành quyết theo cách thông thường. Do mục đích chính của nghi lễ này là bảo vệ danh dự của chiến binh, những ai khong thuộc về giới samurai sẽ không bao giờ thực hiện hay bị ra lệnh thực hiện nghi lễ này. Những samurai nữ chỉ thực hiện tự mổ bụng với sự cho phép.

Nghi lễ

Thời đấy, tự mổ bụng được thực hiện theo trình tự nghi thức. Một Samurai được tắm rửa, mặc áo dài trắng, ăn thức ăn khoái khẩu và khi xong thì dụng cụ thực hiện nghi thức mổ bụng được đặt trên một cái dĩa của ông ta. Ông ta ăn mặc theo lễ nghi với cây kiếm đặt trước mặt và thường ngồi trên những tấm vải đặc biệt, vị chiến binh này sẽ chuẩn bị cho cái chết của mình bằng cách viết một bài thơ từ thế cú. Với một người (kaishakunin, hay giới tá nhân - người sẽ chém đầu vị chiến binh đã mổ bụng sau khi ông ta đã thực hiện xong nghi lễ sepukku) đứng cạnh bên, ông ta sẽ cởi áo kimono, lấy thanh kiếm ngắn wakizashi hay con dao (tantō) và đâm vào bụng, cắt theo một đường từ trái sang phải. Vị kaishakunin sẽ thực hiện daki-kubi, đó là một nhát chém gần như đứt hẳn đầu của người Samurai (Vẫn còn 1 dải thịt mỏng gắn đầu với thân thể). Do đây là một kĩ thuật đòi hỏi sự chính xác cao, nên người làm việc này thường là 1 kiếm sĩ lão luyện. Thường 1 nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai.

Sau khi nghi lễ phức tạp này ngừng lại thì Seppuku trở thành bài thực hành trong chiến tranh hoặc một hình phạt của Luật pháp (Xem phần dưới).

Người làm công việc chém đầu vị Samurai không phải luôn luôn nhưng thường là một người bạn. Nếu một người chến binh bại trận được một ai đó tôn sùng, người đó sẽ tình nguyện trở thành Kaishakunin cho người Samurai với mong muốn được thể hiện niềm kính trọng của mình.

Trong cuốn Hagakure, Yamamoto Tsunetomo đã viết:

Một thời gian dài trong lịch sử, việc 1 Samurai được yêu cầu trở thành kaishaku là một điềm báo không tốt đẹp . Nguyên nhân là họ chẳng có được một sự kính trọng nào từ việc này. Còn nếu như chẳng may có 1 lỗi nào đó trong việc này thì hậu quả sẽ là sự thất sủng của chủ tướng.

Trong thực tế, khi cái đầu rơi xuống, sẽ tốt nhất khi để lại 1 chút da thịt mỏng sao cho cái đầu vẫn nằm trên cổ. Tuy nhiện, hiện tại, thường nó sẽ được cắt lìa hẳn.

Một số Samurai lựa chọn cách chết đau đớn hơn trong nghi lễ này gọi làjūmonji-giri (十文字切り, nghĩa là "Cắt hình chữ thập"), khi đó, trong nghi lễ sẽ không có Kaishakunin để kết thúc nhanh chóng nỗi đau của người Samurai. Trong cách tự tử này, sau vết cắt đầu tiên, Samurai sẽ cắt vết thứ 2, đau đớn hơn nhiều, cắt dọc theo dạ dày. Một Samurai chấp nhận trở thành jumonji-giri sẽ phải chịu đựng một cái chết trong sự yên lặng bằng việc bị mất máu dần dần, đôi bàn tay ông ta sẽ che lấy khuôn mặt và ra đi một cách từ từ.

Hình phạt Seppuku

Trong khi Seppuku trong tự nguyện được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ như một hành động của danh dự, nhưng thực tế, dạng Seppuku phổ biến nhất là Seppuku cưỡng bức, sử dụng như một hình phạt luật pháp dành cho những Samurai bị ô nhục, đặc biệt là đối với những ai đã gây ra những vụ việc nghiêm trọng như giết người vô cớ, trộm cắp, tham nhũng, hoặc mưu phản. Người Samurai sẽ gần như bị buộc tội và sẽ phải thực hiện Seppuku như 1 hình phạt, thường anh ta sẽ phải làm việc này vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn. nếu người bị kết tội không thực hiện hình phạt, thì cuộc hành quyết sẽ được thực hiêm bằng hình thức chém đầu là chuyện không phải chưa từng xảy ra, khi đó, thanh wakizashi sẽ được thay bằng 1 chiếc quạt. Nhờ đó, 1 cuộc hành quết như vậy vẫn mang hình thức là một cuộc Seppuku. Không giống như Seppuku tự nguyện, gia đình của Samurai phải thực hiện Seppuku như một bản án sẽ phải chịu sự liên lụy. Tùy thuộc vào mức đô nghiêm trọng của vụ việc mà một nửa hoặc toàn bộ gia sản sẽ bị tịch thu, gia đình người đó sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ.

Seppuku thời hiện đại

Seppuku được thực hiện như 1 hình phạt luật pháp đã được bãi bỏ từ năm 1873, ngay sau cuộc Cải cách Meiji, nhứng Seppuku tự nguyện thì chưa chấm dứt hẳn. Vẫn còn rất nhiều người sau đó được biết đến là đã thực hiện Seppuku, như cuộc Seppuku của những sĩ quan vào năm 1895 để phản đối lại việc điều động quân đội quay trở lại Trung Quốc; hay General Nogi và vợ sau cái chết của Hoàng Đế Meiji vào 1912; và của rất nhiều chiến binh và thường dân đã lựa chọn được chết để không phải đầu hàng vào cuối Chiến tranh Thế giới II.

Vào năm 1970, nhà văn nổi tiếng Yukio Mishima cùng một người học trò đã thực hiện Seppuku công khai tại tổng hành dinh của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sau 1 nỗ lực bất thành trong việc xúi giục lực lượng vũ trang tổ chức coup d'état (nổi dậy). Mishima đã thực hiện Seppuku ngay trong văn phòng của tướng Kanetoshi Mashita. Kaishakunin của ông, một thanh niên 25 tuổi tên là Masakatsu Morita,đã cố gắng cắt đầu ông theo như nghi thức nhưng không thành. Cuối cùng, người làm công việc này là Hiroyasu Koga. Morita sau đó đã cố gắng thực hiện Seppuku cho anh ta. Mặc dù vết cắt của anh ta chưa đủ sâu để có thể lập tức lấy mạng, nhưng cuối cùng anh ta vẫn được cắt đầu bởi Koga.

Năm 1999, Masaharu Nonaka, Một công nhân 58 tuổi của công ty Bridgestone Japan, đã cắt ngang bụng ông ta bằng con dao sashimi (dao làm bếp) để phản đối quyết định buộc ông phải nghỉ việc của ban lãnh đạo. Ông ta đã chết sau đó tại bệnh viện. Vụ tự tử này, đã trở nên nổi tiếng và được biết đến dưới cái tên 'risutora seppuku', là hậu quả của thời kì khó khăn theo sau sự sụp đổ của một nền kinh tể bong bóng ở Nhật Bản.

Link: Tại sao người Nhật mổ bụng tự sát?

Câu nói cuối cùng của tướng Saito Yoshitsugu trước khi thực hiện seppaku: "Xin kính dâng Thiên hoàng lời tạ tội sâu sắc vì chúng tôi không thể làm tốt hơn những gì chúng tôi đang làm. Trước khi xuất trận lần cuối cùng, toàn thể chúng tôi hướng về Hoàng cung và tung hô Vạn tuế".

Hai câu cuối cùng của tướng Kuribayashi Tadamichi (chỉ huy trận Iwo Jima) trước khi thực hiện seppuku: "Tôi lo lắng cho tương lai đất mẹ. Khi cỏ xanh phủ kín xác thân mình".

Bài thơ của Shibata Katsuie trước khi thực hiện seppuku:
夏の夜の 夢路儚き 後の名を 雲� �にあげよ 山不如
Natsu no yo noyumeji hakanakiato no na wokumoi ni ageyoyamahototogisu
Giấc mộng chóng qua, trong đêm mùa thu! Hỡi bầy chim rừng, mang tên ta lên tới trời xanh

Vị cha đẻ của chiến thuật Kamikaze cũng thực hiện seppuku: Takijiro Ōnishi đã tự sát bằng phương thức tự mổ bụng (Seppuku) tại bản doanh của mình vào ngày 16 tháng 8 năm 1945, một ngày sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh. Trong tờ giấy để lại, ông đã xin tạ lỗi trước linh hồn của khoảng 4000 phi công đã bỏ mạng trong các phi vụ Kamikaze dưới lệnh của mình, đồng thời mong muốn những công dân trẻ Nhật còn sống sót sau chiến tranh phải cố sức làm việc để xây dựng lại nước Nhật. Ōnishi cũng đồng thời mong cái chết của mình sẽ là sự tạ tội trước những phi công Kamikaze đã hy sinh và những gia đình của họ. Vì vậy, Onishi đã không sử dụng hình thức Kaishakunin (hình thức để người khác chặt đầu giúp, sau khi tự mổ bụng), và chết vì vết thương sau 15 giờ.

Profile của tất cả vị tướng này có thể đọc ở Wikipedia